Posted on Leave a comment

Tôm hồ, tôm biển: khác gì nhau?

Tôm hồ, tôm biển: khác gì nhau?

Tác giả: Việt Anh Thư

Nhiều người Việt, ngay cả người Mỹ, không lưu tâm đến chuyện con tôm bán ngoài chợ xuất xứ từ đâu. Họ lật lật, ngó ngó rồi bốc bỏ vô giỏ.

Xem ra, người Việt còn cẩn thận hơn, vì ngày nay, hầu hết những người nội trợ Việt Nam khi mua một món hàng, đều lật tới lật lui săm soi xem có phải “Made in China” không. Nếu có chữ China, đó sẽ là chọn lựa cuối cùng của họ.

Tính ra người Việt còn kỹ tính hơn cả người Mỹ, vì họ hiểu “Chinese” hơn ai hết. Họ đọc, nghe, thấy và chứng kiến tâm địa của người Trung Quốc qua bao nhiêu trò lừa gạt nông dân, mua móng bò, mua rễ cà phê, mua thanh long và hiện nay đang bơm vào Việt Nam hàng ngàn tấn hóa chất độc hại mỗi năm để sử dụng trong thực phẩm, trong có có cả tôm, cá, rau, củ quả….

Vườn thanh long (ảnh https://cungcau.vn)

Trong bài viết này, người viết sẽ đề cập chính về tôm hồ và tôm sạch mà được công ty Tôm khô US ưu ái đề nghị. Nhưng không phải vì được đặt viết mà tôi sẽ tung hô Tôm Khô US hoặc viết những điều không đúng sự thật. Ngược lại, tôi sẽ cung cấp trung thực bằng những số liệu chính xác nhất.

Một vuộng nuôi tôm của người Việt trong nước (ảnh www.dkn.tv)
Một hồ nuôi tôm tại Indonesia (ảnh https://en.wikipedia.org)
Sự giống và khác

Tôm thiên nhiên, hay gọi là tôm sạch có ưu điểm gì? Rất dễ hiểu, người Việt ra chợ, ai cũng đòi mua gà đi bộ. Đây là loại gà được nuôi thả rông, thay vì con gà nhốt chật hẹp trong chuồng.
Thịt gà đi bộ dai hơn, thơm hơn, ngọt hơn. Gà công nghiệp thì nhão thịt, không thơm và hàm lượng hóa chất cao.
Con tôm, con cá cũng vậy, con tôm nuôi trong hồ, nước tù đọng năm này tháng khác, nước sinh sôi vi khuẩn, làm chết tôm. Bắt buộc phải bơm hóa chất để diệt vi khuẩn.
Con tôm trong hồ cũng thiếu “thể dục”, lại cho ăn những chất gây mập, yếu xìu, bỏng beo. Để tôm không chết, chúng được tiếp chất trụ sinh.
Như vậy, trong con tôm nuôi hồ, không thể nào gọi là tôm sạch, và khi chúng ta ăn chúng, chúng ta nạp một lượng hóa chất không cần thiết vào người.

Có người sẽ hỏi, nếu tôm nuôi không lành mạnh như vậy, tại sao chính phủ Mỹ cho nhập vào bán cho dân chúng?
Đây là một câu chuyện dài khác, vì ngành xuất nhập cảng có thế lực rất mạnh, họ sẽ vận động (lobby) với các chính trị gia để nới lỏng các quy định nhập cảng hải sản.
Thứ hai, là người ta vẫn khám nghiệm thịt tôm nuôi hồ có chứa hóa chất, nhưng ở liều lượng cho phép, tạm gọi là “an toàn”.

Tuy vậy, mỗi nước có một quy định khác nhau, ở Nhật tiêu chuẩn nhập hải sản, đặc biệt tôm ở Việt Nam rất khắt khe, ngay cả Nam hàn cũng vậy. Nên nếu các bạn từng theo dõi tin tức, sẽ thấy rất nhiều trường hàng trăm tấn tôm khi cập cảng Nhật bản đã phải quay đầu trở về.

Dinh dưỡng

Một phân tích tại trang https://chhs.source.colostate.edu cho thấy rằng:

Dinh dưỡng (nutrition): tôm hồ chứa nhiều chất béo hơn tôm biển, lý do, tôm hồ được “thúc” tăng trưởng. Trong khi tôm biển vận động nhiều và ăn thức ăn thiên nhiên, lượng chất béo trong tôm biển không cao.

Ô nhiễm (contaminants): tôm hồ, hay tôm nuôi chứa nhiều độc chất trong thịt hơn, vì chúng được nuôi trong một diện tích hẹp, môi trường nhiễm khuẩn. Vì vậy các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo tránh cho trẻ em và phụ nữ mang thai sử dụng.

Giá cả (cost): Tôm biển chỉ được phép đánh bắt theo mùa, ngoài ra chính phủ Mỹ cấm ngặt khai thác trong mùa tôm sinh sản. Nên không phải lúc nào cũng 4 mùa như tôm hồ, nhất là tôm đông lạnh.

Việc đánh bắt cũng thất thường, do lệ thuộc vào yếu tố thời tiết nên giá cả tôm biển không ổn định 100%, có lúc tăng giảm đôi chút và đương nhiên lúc nào cũng cao giá hơn tôm nuôi.

Lúc này là sự quyết định của người mua: chọn sự an toàn cho bản thân, cho gia đình, để giảm bệnh tật hay tiết kiệm đôi chút cho ngân quỹ, túi tiền của mình.

Sự nhập nhằng nhãn hiệu

Hơn ai hết, các nhà kinh doanh hiểu được tâm lý chuộng hàng “sạch” của khách hàng, và tin tưởng sản phẩm sản xuất tại Mỹ hơn là nhập cảng.

Để “đánh lừa” người mua, nhãn hiệu được in một cách mập mờ, ví dụ như “Package in America”, “Package in the United States” không phải là tôm hay hàng sản xuất, đánh bắt tại Mỹ, mà từ nơi khác gởi về và chỉ được “đóng gói, vô bao” tại Mỹ mà thôi.
Tại Quebec (Canada), luật dán nhãn còn khắt khe hơn, họ không cho phép nhà bán lẻ dùng những chữ chung chung, lập lờ như “Product of….” hoặc “Grown in….”, mà phải tên trực tiếp quốc gia sản xuất món hàng đó.

Nhãn hiệu một sản phẩm được sản xuất tại USA (ảnh: www.goodfreephotos.com)

Cơ quan COOL (Country Of Origin Labeling: Nhãn Xuất Xứ Quốc Gia) ra luật bắt buộc của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) là các doanh nghiệp bán lẻ phải ghi rõ xuất xứ của các loại thực phẩm. Quy định này giúp người mua dễ dàng hơn trong việc chọn lựa quốc gia sản xuất có uy tín.

Nhưng khi ăn một món ở nhà hàng, không ai có thể biết con tôm đỏ au, hấp dẫn kia là hàng nhập ở Trung Quốc hay một phương trời nào khác! Và càng không thể biết nó đã nằm trong tủ đông từ đời kiếp nào! Một bữa hải sản thịnh soạn ở b

Cách tốt nhất, là nếu không vì sự kiện gì đặc biệt, phải đi nhà hàng, tiệm ăn thì nấu tại nhà, cho cá nhân mình hay cả gia đình. Ngoài sự ấm cúng của bếp lửa bạn đang bảo vệ người thân mình tránh những rủi ro không cần thiết và bảo đảm sức khỏe về lâu về dài.

Vậy bạn còn ngần ngại gì không cho Tôm Khô US một cú gọi hoặc bạn có thể đặt mua ngay tại website này, mà chính tôi cũng là một khách hàng thường xuyên!

Leave a Reply