Posted on Leave a comment

Ý kiến của khách hàng

Ý Kiến Của Khách Hàng

Ngoài việc nhận order, Anh Don thêm một nhiệm vụ mới là thu nhập những ý kiến khen chê của khách hàng.
Mới đây, số người đặt hàng đã tăng vọt vì muốn gởi thực phẩm sạch có thể tích trữ được lâu cho thân nhân ở Việt nam và những tiểu bang xa. Có thể vì ảnh hưởng của dịch Vũ Hán nên ngần ngại đi chợ thường xuyên như trước…

THU HẠNH NGUYỄN (ORANGE COUNTY – CA): Tôi có gởi cho mẹ tôi 4lbs tôm khô của chú Don về Việt Nam để mẹ tôi không phải đi chợ. Ở bển đủ thứ bệnh hết chú ơi! Giờ thêm con corona này. Mẹ tôi trách tôi, sao ngon vậy mà lâu nay không thấy con gởi! Tôi đâu biết mẹ tôi lại chuộng mấy món này. Toàn cứ gởi khô bò Mỹ rồi chocolate, bả đem cho hết!


ĐINH PHAN (ATLANTA – GA): Trên cả tuyệt vời chú Don ơi! Đúng là hàng hiệu nha chú. Bây giờ cả nhà tôi đều kết tôm khô của chú! Nhưng hao quá chú ơi! Mới gởi về 10lbs, bây giờ nhắn gởi nữa 🙂 Nhưng anh con ông bác tôi thắc mắc, sao hàng Mỹ mà toàn chữ Việt? Chú giải thích dùm tôi, vậy người Mỹ không ăn tôm khô hả chú?

TRẢ LỜI:
Tôm Khô US (sắp tới đổi tên thành TÔM KHÔ SẠCH), là sản phẩm sản xuất ngay tại Mỹ, đánh bắt ở biển Louisiana. Chúng tôi in nhãn hàng bằng tiếng Việt vì chỉ cung cấp riêng cho thị trường Việt Nam ở hải ngoại. Người Mỹ ít sử dụng tôm khô, nhưng ngay tại Louisiana thì người Mỹ vẫn có người mua. Chúng tôi vẫn gặp họ đến hãng để mua vài ba gói nhỏ, loại đã sấy khô nhưng vẫn còn nguyên vỏ, chắc để lai rai uống bia 🙂

NGUYỄN THỊ HOÀI (MN): Tháng 5 này tôi mới về VN mới mua, nhung chú nói tháng đó không có là sao hả chú. Không lẽ hàng ít vậy sao!

TRẢ LỜI:
Hiện nay số lượng mênh mông, chị mua bao nhiêu cũng có. Nhưng đây là tôm biển, chỉ được bắt theo mùa và sản xuất giới hạn. Tuy tháng 5 đã bắt đầu mùa mới, nhưng còn lệ thuộc thời tiết nên chưa chắc đã được chính quyền cho ra khơi. Tốt nhất chị nên mua bây giờ, cất trong ngăn đá, giữ được rất lâu và vẫn ngon như thường!
Posted on Leave a comment

Tôm hồ, tôm biển: khác gì nhau?

Tôm hồ, tôm biển: khác gì nhau?

Tác giả: Việt Anh Thư

Nhiều người Việt, ngay cả người Mỹ, không lưu tâm đến chuyện con tôm bán ngoài chợ xuất xứ từ đâu. Họ lật lật, ngó ngó rồi bốc bỏ vô giỏ.

Xem ra, người Việt còn cẩn thận hơn, vì ngày nay, hầu hết những người nội trợ Việt Nam khi mua một món hàng, đều lật tới lật lui săm soi xem có phải “Made in China” không. Nếu có chữ China, đó sẽ là chọn lựa cuối cùng của họ.

Tính ra người Việt còn kỹ tính hơn cả người Mỹ, vì họ hiểu “Chinese” hơn ai hết. Họ đọc, nghe, thấy và chứng kiến tâm địa của người Trung Quốc qua bao nhiêu trò lừa gạt nông dân, mua móng bò, mua rễ cà phê, mua thanh long và hiện nay đang bơm vào Việt Nam hàng ngàn tấn hóa chất độc hại mỗi năm để sử dụng trong thực phẩm, trong có có cả tôm, cá, rau, củ quả….

Vườn thanh long (ảnh https://cungcau.vn)

Trong bài viết này, người viết sẽ đề cập chính về tôm hồ và tôm sạch mà được công ty Tôm khô US ưu ái đề nghị. Nhưng không phải vì được đặt viết mà tôi sẽ tung hô Tôm Khô US hoặc viết những điều không đúng sự thật. Ngược lại, tôi sẽ cung cấp trung thực bằng những số liệu chính xác nhất.

Một vuộng nuôi tôm của người Việt trong nước (ảnh www.dkn.tv)
Một hồ nuôi tôm tại Indonesia (ảnh https://en.wikipedia.org)
Sự giống và khác

Tôm thiên nhiên, hay gọi là tôm sạch có ưu điểm gì? Rất dễ hiểu, người Việt ra chợ, ai cũng đòi mua gà đi bộ. Đây là loại gà được nuôi thả rông, thay vì con gà nhốt chật hẹp trong chuồng.
Thịt gà đi bộ dai hơn, thơm hơn, ngọt hơn. Gà công nghiệp thì nhão thịt, không thơm và hàm lượng hóa chất cao.
Con tôm, con cá cũng vậy, con tôm nuôi trong hồ, nước tù đọng năm này tháng khác, nước sinh sôi vi khuẩn, làm chết tôm. Bắt buộc phải bơm hóa chất để diệt vi khuẩn.
Con tôm trong hồ cũng thiếu “thể dục”, lại cho ăn những chất gây mập, yếu xìu, bỏng beo. Để tôm không chết, chúng được tiếp chất trụ sinh.
Như vậy, trong con tôm nuôi hồ, không thể nào gọi là tôm sạch, và khi chúng ta ăn chúng, chúng ta nạp một lượng hóa chất không cần thiết vào người.

Có người sẽ hỏi, nếu tôm nuôi không lành mạnh như vậy, tại sao chính phủ Mỹ cho nhập vào bán cho dân chúng?
Đây là một câu chuyện dài khác, vì ngành xuất nhập cảng có thế lực rất mạnh, họ sẽ vận động (lobby) với các chính trị gia để nới lỏng các quy định nhập cảng hải sản.
Thứ hai, là người ta vẫn khám nghiệm thịt tôm nuôi hồ có chứa hóa chất, nhưng ở liều lượng cho phép, tạm gọi là “an toàn”.

Tuy vậy, mỗi nước có một quy định khác nhau, ở Nhật tiêu chuẩn nhập hải sản, đặc biệt tôm ở Việt Nam rất khắt khe, ngay cả Nam hàn cũng vậy. Nên nếu các bạn từng theo dõi tin tức, sẽ thấy rất nhiều trường hàng trăm tấn tôm khi cập cảng Nhật bản đã phải quay đầu trở về.

Dinh dưỡng

Một phân tích tại trang https://chhs.source.colostate.edu cho thấy rằng:

Dinh dưỡng (nutrition): tôm hồ chứa nhiều chất béo hơn tôm biển, lý do, tôm hồ được “thúc” tăng trưởng. Trong khi tôm biển vận động nhiều và ăn thức ăn thiên nhiên, lượng chất béo trong tôm biển không cao.

Ô nhiễm (contaminants): tôm hồ, hay tôm nuôi chứa nhiều độc chất trong thịt hơn, vì chúng được nuôi trong một diện tích hẹp, môi trường nhiễm khuẩn. Vì vậy các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo tránh cho trẻ em và phụ nữ mang thai sử dụng.

Giá cả (cost): Tôm biển chỉ được phép đánh bắt theo mùa, ngoài ra chính phủ Mỹ cấm ngặt khai thác trong mùa tôm sinh sản. Nên không phải lúc nào cũng 4 mùa như tôm hồ, nhất là tôm đông lạnh.

Việc đánh bắt cũng thất thường, do lệ thuộc vào yếu tố thời tiết nên giá cả tôm biển không ổn định 100%, có lúc tăng giảm đôi chút và đương nhiên lúc nào cũng cao giá hơn tôm nuôi.

Lúc này là sự quyết định của người mua: chọn sự an toàn cho bản thân, cho gia đình, để giảm bệnh tật hay tiết kiệm đôi chút cho ngân quỹ, túi tiền của mình.

Sự nhập nhằng nhãn hiệu

Hơn ai hết, các nhà kinh doanh hiểu được tâm lý chuộng hàng “sạch” của khách hàng, và tin tưởng sản phẩm sản xuất tại Mỹ hơn là nhập cảng.

Để “đánh lừa” người mua, nhãn hiệu được in một cách mập mờ, ví dụ như “Package in America”, “Package in the United States” không phải là tôm hay hàng sản xuất, đánh bắt tại Mỹ, mà từ nơi khác gởi về và chỉ được “đóng gói, vô bao” tại Mỹ mà thôi.
Tại Quebec (Canada), luật dán nhãn còn khắt khe hơn, họ không cho phép nhà bán lẻ dùng những chữ chung chung, lập lờ như “Product of….” hoặc “Grown in….”, mà phải tên trực tiếp quốc gia sản xuất món hàng đó.

Nhãn hiệu một sản phẩm được sản xuất tại USA (ảnh: www.goodfreephotos.com)

Cơ quan COOL (Country Of Origin Labeling: Nhãn Xuất Xứ Quốc Gia) ra luật bắt buộc của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) là các doanh nghiệp bán lẻ phải ghi rõ xuất xứ của các loại thực phẩm. Quy định này giúp người mua dễ dàng hơn trong việc chọn lựa quốc gia sản xuất có uy tín.

Nhưng khi ăn một món ở nhà hàng, không ai có thể biết con tôm đỏ au, hấp dẫn kia là hàng nhập ở Trung Quốc hay một phương trời nào khác! Và càng không thể biết nó đã nằm trong tủ đông từ đời kiếp nào! Một bữa hải sản thịnh soạn ở b

Cách tốt nhất, là nếu không vì sự kiện gì đặc biệt, phải đi nhà hàng, tiệm ăn thì nấu tại nhà, cho cá nhân mình hay cả gia đình. Ngoài sự ấm cúng của bếp lửa bạn đang bảo vệ người thân mình tránh những rủi ro không cần thiết và bảo đảm sức khỏe về lâu về dài.

Vậy bạn còn ngần ngại gì không cho Tôm Khô US một cú gọi hoặc bạn có thể đặt mua ngay tại website này, mà chính tôi cũng là một khách hàng thường xuyên!

Posted on Leave a comment

Ăn tôm gây hại, mang bệnh vào người?

Ăn tôm gây hại, mang bệnh vào người?

Phân biệt các loại tôm

Tôm nước ngọt, tôm biển

Tôm là thức ăn hải sản được ưa chuộng nhất tại Hoa Kỳ. Mỗi năm dân Hoa Kỳ tiêu thụ hơn 1.3 tỷ pounds tôm (1 pound là 0.453592 kí lô), tính ra là 4 pounds cho mổi người mỗi năm. Hơn 90 phần trăm tôm bán tại Hoa Kỳ là tôm được nhập cảnh từ các quốc gia như Thái Lan, Trung Cộng, Ấn Độ, Việt Nam. Ecuado…. (con số này có khả năng tăng lên trên 92 phần trăm vào năm 2020). Vấn đề rất lớn ở đây là cơ quan FDA (Food and Drug Administration) phụ trách vấn đề sức khoẻ cho người dân cho biết mỗi năm cơ quan chỉ đủ sức tra xét và khám nghiệm khoảng 0.7% thực phẩm nhập cảnh Hoa Kỳ mà thôi.

Các điều tra của Associated Press, ABC News. NPR, Public Citizen cho thấy đại đa số tôm hồ nuôi dưỡng tại các quốc gia – nhất là Trung Cộng, Thái Lan, Việt Nam… – đều có dùng thuốc kháng sinh mà FDA cấm dùng vì gây hại đến sức khoẻ con người, thậm chí còn làm con người khi ăn tôm hồ bị nhờn thuốc kháng sinh (tình trạng này gọi là spillover).

Các mẫu thử nghiệm tôm hồ nhập cảnh của FDA cho ra kết quả đáng sợ: Nhiều mẫu thử nghiệm có nồng độ hoá chất các loại kể cả thuốc kháng sinh cao hơn 150 phần trăm mức FDA Hoa Kỳ cho phép. Cũng nên biết vì Hoa Kỳ có chính sách “mở ngỏ” nên các tôm nhập cảnh và Hoa Kỳ là loại tôm mà Châu u và Nhật Bản từ chối nhận (bây giờ bạn biết tại sao giá tôm bán tại Hoa Kỳ rẻ!).

Bạn nào có người quen làm việc mua tôm cho các chợ Việt Nam sẽ biết được các tôm này đa số đến từ Trung Cộng, Thái Lan, Việt Nam (thật ra chủ nhân chính thức đều là người Trung Cộng với phương thức làm ăn gian dối và có thể nói là dơ bẩn như nhau).

Tôm biển được đánh bắt bằng 2 cách: Lưới cào (công ty lớn) và thuyền nhỏ (tiểu thương). Phương pháp lưới cào làm tổn thương lớn đền hệ thống sinh thái của biển và làm tổn hại dến các sinh vật trong biển (cứ dùng lưới bắt 1 kí tôm sẽ bắt luôn trong lưới khoảng 10 kí các sinh vật biển khác, đa số các sinh vật biển này bị quăng xác lại xuống biển). Một ít công ty nhỏ dùng kỹ thuật thuyền nhỏ đắnh bắt tôm để tránh làm tổn thương đến hệ thống sinh thải của biển, cái giá các công ty này phải trả là số lượng tôm đánh bắt không bằng một phần của phương pháp lưới cào.

Tôi có hỏi Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết (Texas) về đề tài tôm, xin đăng lại nguyên văn trả lời của ông:

Anh không viết bài nào về vấn đề nầy, nhưng anh biết vài chuyện về chăn nuồi nầy:

  • Ở Hoa Kỳ không có nuôi tôm [ghi chú thêm của người viết: Một số trang trại tại Hoa Kỳ bắt đằu nuôi tôm hồ, nhưng phải tuân thủ luật lệ khắt khe của FDA. Thậm chí tại tiểu bang Indiana còn cò một tiểu thương nuôi được tôm hồ mà hoàn toàn không dùng hoá chất), chỉ nuôi cá salmon và catfish mà thôi.
  • Người Mỹ chỉ ăn tôm trong tự nhiên (đánh bắt ngoài biển) ở Texas và Louisiana nhiều nhứt.
  • Còn tôm hùm ở Bắc Cali, Oregon, Seattle và bên vùng east như Boston..
  • Tôm bán ngoài chợ đa số là tôm nuôi nhập cảng từ Việt Nam (nhiều nhứt), Thái Lan, và các quốc gia Trung Mỹ.
    Tôm đánh bắt tự nhiên, dĩ nhiên là sạch vì là trong thiên nhiên, không có hóa chất, hormone tăng trưởng, vitamin, và nhứt là antibiotic …vì nuôi thúc trong một hồ nhỏ, cho ăn quá tải, phát sinh ra nước bị nhiễm độc do phân tôm và lượng dư thùa thức ăn. Hình dung một hồ 100m2 nuôi trên 4 tấn tôm thì…có bao nhiêu con tôm sống trong đó, và nước chỉ xả thải 1/2 dung tích chỉ một hai lần trong một kỳ nuôi tôm mà thôi. Tôm cần dòng nước chày như trong thiên nhiên. Độc tố (toxin) có thể đã nằm sẳn trong thịt của con tôm rồi.
  • Một yếu tố nữa là process là tôm trong điệu kiện không khí mở, nhĩa là bụi bặm, nguồn nước rửa, và xếp tôm, vô gói bao bì v.v…suốt 6,7 giờ đồng hổ thay vì trong phòng lạnh khử trùng.
  • Thêm nữa tôm nhập cảng (nuôi) qua đây đông lạnh. Mọt số tiệm Việt Nam xả đá ra và bán như tôm địa phương (một hình thức lường gạt). Xả đá rồi để trong phòng nhiệt độ 70-89 0F thì dẽ bị nhiễm trùng lắm.

Giá bán tôm tương đối ít bị nhiễm độc (tôm nuôi tại Hoa Kỳ) vào khoảng 18 đô la/pound.

Nên mua loại tôm nào tại Hoa Kỳ?

Mua bất cứ loại tôm tươi nào nên chọn loại được cơ quan Marine Stewardship Hoa Kỳ Council chứng nhận. Tôm biển thiên nhiên được ưa chuộng là tôm đánh bắt tại Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Florida, Georgia, South Carolina, North Carolina. Một trong những loại tôm biển thiên nhiên và được xem là tôm ngon nhất đến từ bờ biển Louisiana.

Công ty bán tôm khô thiên nhiên do người Việt hải ngoại làm chủ mà tôi biết và tin tưởng về uy tín cũng như về phẩm chất tôm thiên nhiên là công ty Tôm Khô Sạch (Louisiana), tôm thiên nhiên đắnh bắt về ngay lập tức được phân loại thành nhỏ, trung và lớn và sấy khô ngay trong ngày nên phẫm chất giữ được toàn bộ vị ngon và bổ dưỡng của tôm. Tôm Khô Sạch đóng gói chân không từng sản phẩm khi gửi cho khách hàng, vứa tránh mùi quá nồng của tôm khô sạch khi gửi đi, vừa giữ gìn tôm khô sạch không bị hư hại trong lúc gứi.

Quý vị “mê” tôm khô có thề đến trang nhà mới mở của Tôm Khô Sạch (TomKhoSach.com) để đặt mua, hoặc gọi điện thoai công ty ở số

Trong thời gian mừng trang nhà mới mở, Tôm Khô Sạch cũng có 3 món quà miễn phí tặng cho 3 vị khách may mắn, chỉ cần gửi điện thư đến cho Tôm Khô Sạch tại địa chỉ:

Giải nhất 5 lbs size Trung (Medium). Tôm Khô Sạch chịu tiền cước phí.
Giải nhì 5 lbs size Nhỏ (Small). Tôm Khô Sạch chịu tiền cước phí.
Giải ba 3 lbs size Nhỏ (Small). Tôm Khô Sạch chịu tiền cước phí.

Bài viết này không nhận bất cứ “thù lao” nào của công ty Tôm Khô Sạch.

Tác giả: Stephen An Phan, Vũ Quỳnh Linh, Nguyễn Trang

Posted on Leave a comment

Những câu hỏi thường gặp

Những câu hỏi thường gặp

HỎI: Tại sao tôi phải chọn mua tôm của Mỹ?

ĐÁP: Không phải bạn chọn mua tôm sạch của Mỹ mà bạn đang chọn mua giữa tôm thiên nhiên và tôm nuôi hồ. Nước Mỹ là một quốc gia hiếm hoi trên thế giới có trữ lượng tôm thiên nhiên rất cao, không chỉ cung cấp cho thị trường bản địa mà cả để xuất cảng. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới nhập cảng tôm sạch từ Mỹ, nhiều nhất là Brazil, Trung Quốc. Ngược lại họ xuất cảng tôm nuôi sang Mỹ. Dĩ nhiên, tôm nhập từ Mỹ giá cả khá đắt đỏ, chỉ dành cho tầng lớp khá giả. Trong khi người bình dân nhất ở Mỹ cũng có thể ăn loại tôm (sạch) này bất kỳ lúc nào mình muốn.

Tàu đánh bắt tôm tại Louisiana

HỎI: Ở Mỹ nơi nào là vùng đánh bắt tôm?

ĐÁP: Tôm được đánh bắt ở nhiều vùng biển như Vịnh Mexico và dọc theo bờ biển phía Nam Đại tây dương (thuộc Hoa kỳ), gồm các tiểu bang Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Florida, Georgia, South Carolina và North Carolina….

HỎI: Chất lượng tôm ở Mỹ luôn giống như nhau?

ĐÁP: Do vị mặn của muối, nhiệt độ nước biển và vi sinh vật ở mỗi vùng. Chất lượng, hương vị tôm ở mỗi vùng biển đều khác nhau.

HỎI: Tôm ở đâu là ngon nhất và tốt nhất?

ĐÁP: Tôm Louisiana. Ở Louisiana biển rất rộng, và mỗi vùng phẩm chất cũng khác nhau. Tôm Khô US là tôm đặt hàng ở vùng biển có tôm ngon nhất Hoa kỳ!

HỎI: Tại sao tôm từ Louisiana có vị hơi mặn?

ĐÁP: Tôm biển nên “ngậm” muối. Đó là sự khác biệt với tôm nuôi hồ nhập từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan…

HỎI: Tôm biển Louisiana khác gì tôm “hồ” ở Việt Nam và các nước châu Á?

ĐÁP: Tôm biển rất khỏe mạnh, vì chúng ăn thức ăn thiên nhiên, chúng có những khoáng chất và vitamin như Vitamin D, B12, B3, chất sắt, chất đồng và kẽm.

Phân loại tôm trước khi đưa về xưởng chế biến tôm khô

HỎI: Vậy tôm nuôi hồ có những dưỡng chất này không?

ĐÁP: Rất tiếc, tôm nuôi hồ không có các đặc tính này, do chúng được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, nên thịt sẽ không dai, không ngọt và màu sắc sau khi sấy khô rất nhợt nhạt. Nếu bạn thấy có màu là nhiều phần do chất nhuộm.

HỎI: Tôi nghe nói Nam Hàn đang xem xét việc có ngưng tôm nhập từ Việt Nam vì chứa nhiều kháng sinh. Vì sao vậy?

ĐÁP: Vì khi nuôi hồ, nước từ đọng năm này tháng khác, vi khuẩn sẽ nảy nở và sinh sôi, khiến tôm nhiễm bệnh. Để “cứu” tôm, bắt buộc phải dùng kháng sinh và tăng dần liều lượng, vì vi khuẩn cũng lờn thuốc. Khi đưa vào cơ thể mình một lượng kháng sinh không cần thiết, vô tình bạn cũng khiến mình “lờn” thuốc, nếu một khi cần sử dụng đến kháng sinh.

HỎI: Chính phủ Mỹ khuyến khích mua tôm sản xuất tại Mỹ, có phải vì chúng an toàn?

ĐÁP: Đó là một lý do, nhưng chính yếu giống như câu hỏi đầu tiên: khi bạn mua hàng hóa, vật phẩm được sản xuất tại Mỹ, bạn đang giúp kinh tế Mỹ. Ngư dân, người chế biến, bán lẻ có công ăn việc làm. Thu nhập từ nguồn tôm sẽ bơm cho lực lượng tuần duyên kiểm soát biển, bảo vệ nguồn sinh vật biển.

Thu hoạch

HỎI: Lâu nay tôi vẫn mua tôm ở Việt Nam sang Mỹ làm quà, mọi người rất thích!

ĐÁP: Trước kia thì khác, sau này khi biển Việt Nam bị nhiễm độc do các nhà máy Trung Quốc thải độc thì hải sản không còn an toàn nữa. Tôm nuôi hồ vẫn bị ảnh hưởng vì phải đưa nước biển vào hồ. Hiện nay, những người Việt khá giả đặt mua thịt heo, thịt bò, và hải sản đông lạnh gởi về hoặc tự mang về.

Tôm thành phăm trước khi đóng gói

HỎI: Nếu ở Mỹ về mà mang tôm về có… kỳ không?

ĐÁP: Quà là một thứ thực tế và hữu dụng chứ không phải để “trang trí” cho Việt kiều. Nếu bạn mang một món ăn có ích cho sức khỏe và hợp với nhu cầu “THỰC PHẨM SẠCH”. Các loại quà như dầu gió, chô-cô-late, bánh ngọt… bây giờ đã bán đầy tại các siêu thị Việt Nam.

HỎI: Nhưng vài chục pound, thì xách đi cồng kềnh và nặng nề không?

ĐÁP: Tôm khô US đã đóng gói hút chân không nên diện tích rất gọn gàng. Chưa kể bạn có thể gởi qua dịch vụ gởi hàng về Việt Nam.

Quý vị có thể gọi anh Don để đặt mua, gởi về tận nhà trêm tất cả tiểu bang Hoa Kỳ:
318-235-4564

CÓ 3 LOẠI: NHỎ (S), VỪA (M) VÀ LỚN (L)

MUA TỪ 5 LBS TRỞ LÊN SẼ FREE SHIPPING

MUỐN LÀM ĐẠI LÝ, GỌI ANH DON (318) 235-4564

Posted on Leave a comment

Ăn tôm khô có cao mỡ không?

Ăn tôm khô có cao mỡ không?

HỎI: Nghe nói tôm có nhiều cholesterol, có phải vậy không?

TRẢ LỜI: Những trường Đại học có tên tuổi như Rockefeller University tại New York và Harvard làm một khảo cứu mới, cho thấy tôm làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt (300 gr tôm giúp tăng 12% HDL, tức cholesterol tốt).

HỎI: Cô tôi sang Mỹ chơi, cho tôi 4 ký tôm “đặc sản”, loại thượng hạng, do người nhà sản xuất. Nhưng so với Tôm khô US thì chất lượng kém xa. Có phải do biển Việt Nam đã hết chất dinh dưỡng?

TRẢ LỜI: Hiện nay, những món quà mang từ Việt Nam sang đều được cho là hàng nhà làm, người nhà sản xuất. Phần lớn người mua đều “tưởng” như vậy. Ngoài phẩm chất, vấn đề quan trọng là an toàn. Chúng tôi đã về Việt Nam xem xét thị trường và vô cùng kinh hãi trước sự bảo quản và vệ sinh. Biển Việt Nam luôn dồi dào vi sinh vật, rất tốt cho động vật biển, nhưng tôm trong nước xuất cảng và bán ngoài thị trường 100% là tôm nuôi hồ, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, chứ không phải đánh bắt từ biển như TÔM KHÔ US.

HỎI: Người Mỹ có ăn tôm khô không. Sao tôi vào chợ Mỹ tìm không thấy?

TRẢ LỜI: Một câu hỏi rất hay! Ngư dân Mỹ đánh bắt và chế biến thành tôm khô, nhưng phần lớn xuất cảng. Thị trường nước ngoài đặc biệt ưa chuộng tôm khô Mỹ như…China, Brazil… mặc dầu quốc gia họ xuất cảng tôm nuôi hồ sang Mỹ. Dân Mỹ không quen ăn tôm khô củ kiệu, nấu canh hay thậm chí lai rai uống bia như người Việt, thậm chí chê… hôi. Nên có lẽ vậy mà trong các siêu thị Mỹ ít thấy bày bán.

HỎI: Nghe nói người bị bệnh tim nên tránh ăn tôm phải không?

TRẢ LỜI: Không rõ thông tin này bạn lấy ở đâu ra.
Theo trang web: www.healwithfood.org thì ngược lại. Trong con tôm có EPA và DHA omega-3 fatty acids, giúp tim khỏe mạnh. Cũng trang web này, cho thấy tôm giúp cho những những người ăn kiêng vì chứa nhiều protein, vitamin D, vitamin B3 và zinc. Zinc là một chất kích hoạt năng lượng cho cơ thể và giúp ăn ngon miệng.

HỎI: Con gái tôi hồi bé thích đồ biển, đặc biệt là tôm. Bây giờ cháu đã 16 tuổi, sợ mập nên từ bỏ món tôm yêu thích, như vậy có phải tôm chứa quá nhiều chất béo không?

TRẢ LỜI: Người Việt có thường hay truyền miệng những “kinh nghiệm” họ chưa từng trải qua. Đưa cho con gái bạn thông tin từ trang www.healthline.com, những nghiên cứu cho thấy rằng tôm nhiều dinh dưỡng nhưng ít chất béo. Nó được xem như một loại thực phẩm chống mập, vì cung cấp nhiều năng lượng như ít calories. Theo thông tin từ trang www.foodnetwork.com, những loại thực phẩm làm giảm cân đứng đầu gồm có: bắp; Greek Yogurt; tôm; trái lê; khoai lang…

HỎI: Nếu chọn giữa tôm và cá thì tôi nên chọn loại nào?

TRẢ LỜI: Đây là một câu hỏi khá chung chung, vì không rõ bạn chọn theo yếu tố nào: sức khỏe hay ngon miệng? Trong bài viết “Fish vs. shrimp: Which is healthier and who wins?” Cho ta thấy, nếu về sức khỏe thì tôm cung cấp nhiều chất cần thiết như phosphorus, magnesium, zinc và iron, giúp ích cho xương, bắp thịt và hệ thần kinh. Cá thì nên chọn loại ít chứa thủy ngân, những loại cá phổ thông nhất hiện nay gồm salmon, talapia và catfish, các loại cá này cũng chứa nhiều chất “hiếm” như tôm. So sánh về nấu nướng thì cá ít cách chế biến hơn, thường nướng hoặc chiên. Các món tôm gồm nướng, chiên, hấp hoặc luộc.

Posted on Leave a comment

Tản mạn chuyện tôm cá

Tản mạn chuyện tôm cá

Ngoc Linh

Nói chuyện thương hiệu Tôm khô US tức là tôm khô nước Mỹ, tự dưng tôi lại nhớ đến câu ca dao miêu tả sản vật buôn bán ở chợ Gò Công xứ mình ngày xưa. Cho tôi mạn phép dông dài đôi chút vì dẫu sao nó cũng có liên quan đến con tôm mà tôi muốn nói.

Chợ nào vui bằng chợ Gò
Tôm khô, cá trứng, thịt bò, thịt heo
Thật nhiều bánh ướt, bánh xèo
Bánh khô bánh nổ bánh bèo liên lu

Tôm khô hiển nhiên là loại thực phẩm người ta nhìn thấy trước tiên. Chắc hẳn món hải sản khô này phải được nhiều hàng sạp bán lắm. Gò Công là xứ biển, tôm cá thiên nhiên được trời ban tặng nhưng con tôm đất ở miền duyên hải xứ này ngon có tiếng. Ngoài chuyện làm tôm khô đặc sản, người ta còn làm loại ra loại mắm tôm chà dùng để tiến vua. Hồi thời Pháp thuộc, nghe mấy bô lão kể, người Tây sống ở xứ này mê loại tôm chà này lắm, trét lên bánh mì kèm theo bơ trắng, nhét mấy khoanh cà chua, thêm vài lát ớt, thế là xong buổi sáng điểm tâm ngon lành.

Bãi biển Tân Thành, Gò công (photo by Bombo)

Ngon cỡ nào thì không biết rõ. Ấy thế mà nó lại được khen nhứt tôm chà, nhì chà bông tôm, bởi loại tôm đất xứ này có hương vị thơm ngon, thịt ngọt. Mà chà bông tôm thường thì người ta chế biến từ tôm sú biển chứ ít ai lại dùng tôm đất. Tôm sú sống ở vùng biển Gò Công ngon xếp hạng sau tôm đất, người ta đánh bắt bán tươi và làm tôm khô dùng để chế biến món ăn cho thêm phần đa dạng và ngon miệng. Làm chà bông tôm người ta dùng tôm khô ngâm với nước ấm cho mềm trước khi chế biến để tiết kiệm thời gian, lại ngon hơn chà bông làm bằng tôm tươi rất nhiều. Chà bông tôm khô thịt tơi mịn màu gạch tôm tươi sáng nhìn thôi đã thấy thèm, rắc lên chén bánh bèo, nhấn nhá thêm chút hành phi, tóp mở, chan miếng nước mắm chua cay ngòn ngọt, cứ thế ăn tà tà trừ cơm. Đó là chuyện ngày trước, ngày nay biết có còn không?

Tôm khô củ kiệu

Món ăn chế biến, phụ gia thêm nguyên liệu tôm khô thì nhiều lắm. Mấy bà nội trợ biết rõ công dụng của con tôm khô dùng để làm gì, cho nên tôi không nhắc nhiều về món ăn lấy tôm khô làm nguyên liệu hay phụ liệu kèm theo. Tôi chỉ nêu thắc mắc, tại sao vùng biển xứ mình cả chiều dài đất nước, chỗ nào lại không có cá tôm. Nhưng có một điều, không phải tôm của vùng biển nào cũng có thể làm ra con tôm khô ngon nhất được như xứ Gò Công tôi nói ở trên. Tôi bấm phôn gọi một người quen làm đầu bếp cho một nhà hàng ở Houston để tìm hiểu điều này và nhận được lời giải đáp: Muốn nấu ra được món ăn ngon, điều kiện đầu tiên là nguyên liệu phải tươi ngon và phương thức chế biến. Tuy vậy, hai điều đó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ.

Đánh bắt tôm

“Chưa đủ là như thế nào?” – tôi hỏi thêm. Anh giải thích theo cách nghĩ của một đầu bếp đầy kinh nghiệm: “Vì anh đòi hỏi ngon mà lại là ngon nhất nữa, phải không. Muốn ngon nhất nguyên liệu cần có thêm điều kiện là nguồn gốc xuất xứ. Chẳng hạn gạo thơm nàng hương nhưng phải trồng trên vùng đất chợ Đào (Long An) thì hạt cơm nấu ra mới thơm ngon nức mũi. Chỉ có thổ nhưỡng vùng đất chợ Đào mới mang lại cho sản vật xứ này đạt được thương hiệu Nàng Thơm. Cũng như thương hiệu Tôm khô US đánh bắt tại Louisiana mà anh gởi biếu tôi hồi năm rồi là ngon nhất so với các loại tôm khô tôi từng biết được. Không chỉ nấu ăn cho các món nước, món khô, tôm khô này trộn củ kiệu thì đúng là số dách. Mấy người bạn nhậu của tôi ai nấy cũng khen ngon. Con tôm màu sắc hồng tươi tự nhiên thật đẹp, thịt ngọt, khô mềm nhưng không bở. Loại tôm lớn hay tôm vừa thì dành cho dân nhậu, loại tôm nhỏ hoặc nhỏ hơn chút xíu nữa thì chiên cơm với tỏi, hành tây băm nhỏ, nêm tiêu thật nhiều thì có thua gì cơm chiên cá mặn”.

Tôm đánh bắt từ biển Louisiana

Nghe anh khen món quà Tôm khô US mà tôi biếu tặng làm tôi thấy vui khi để lại trong lòng anh và những người bạn của anh một ấn tượng bất ngờ. Điều bất ngờ này cũng giống như lúc tôi biết được ở Louisiana có mấy hãng xưởng tôm khô do người Mỹ làm chủ, khiến tôi thực hiện một chuyến rong ruổi quanh vịnh Mexico để tìm hiểu xem hư thực ra sao. Họ làm ra tôm khô nhằm cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của những người dân gốc Á châu và một số nhà phân phối sản phẩm khắp các tiểu bang cũng như xuất cảng sang Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan. Tôi hỏi người Mỹ bản xứ có ăn tôm khô không, họ bảo: Có chứ, nhưng là số ít. Thành thử chuyện mấy bô lão ở Gò Công kể, ngày xưa người Pháp sang sinh sống làm việc ở xứ An Nam biết ăn nắm tôm chà thì chẳng có gì lạ. Chỉ lạ là ăn với bánh mì! Cũng như người dân bản xứ Mỹ quốc xứ này ăn tôm khô với cái gì thì tôi chẳng biết. Tôi nghe một anh công nhân nói nhai tôm khô uống bia là number one. Té ra họ cũng giống mình.

Tôm biển sấy khô có màu vàng tươi

Như tôi đã nói ở trên, cả chiều dài vùng Vịnh Mexico từ Texas đến Florida dài hơn 800 dặm mà chỉ có mỗi vùng biển Louisiana tập trung vài ba cơ sở sản xuất tôm khô. Tôm ở vùng biển này ngon. Nhưng ngon cũng chưa hội đủ điều kiện cần và đủ. Nó cần phải làm đúng phương thức chế biến cũng như sấy khô. Đây là điều bí mật của mỗi cơ sở, nhưng theo kinh nghiệm của tôi và của nhiều người tiêu dùng sản phẩn phân phối của thương hiệu Tôm Khô US nhận xét: Tôm ngon ngọt, có chút vị mặn, dai nhưng lại mềm (không cứng khô), do hãng sản xuất làm bằng tôm tươi tàu đánh trong ngày về đến bến, là hút lên bồn rửa, qua bồn luộc ngay lập tức. Chính tôm tươi không tồn trữ đông lạnh đã làm nên phẩm chất của con tôm khô có màu sắc tự nhiên tươi tắn, có thể kéo dài cả năm nếu bảo quản đúng cách cất giữ trong tủ lạnh.

Ra khơi
Posted on Leave a comment

Những món ăn với tôm khô

Gỏi Xoài Tôm Khô – Nhân Tâm

Nguyên liệu:

-1 trái xoài sống lớn (xoài tượng hoặc xoài xanh). Nếu xoài hơi mềm làm gỏi sẽ không ngon.

-1/3 cup tôm khô vừa

-Rau thơm (rau răm hoặc húng lủng)

-Bánh phồng tôm hoặc bánh đa

-Hành phi (tùy thích

Cách làm:

-Xoài xanh bào vỏ, cắt sợi. Nếu có thời gian để vào tủ lạnh 1 tiếng để xoài được giòn hơn.

-Tôm khô ngâm nước cho mềm (nếu thích ăn nguyên thì không cần ngâm)

-Rau thơm cắt nhỏ

-Pha nước mắm: 1 muỗng canh đường + 1.5 muỗng canh nước mắm + ớt bằm. Trộn đều.

-Cho xoài cắt sợi vào thau + tôm khô + nước mắm pha. Trộn đều.

-Cho thêm hành phi vào, nếu thích.

Gỏi xoài tôm khô có vị chua chua, giòn giòn của xoài, hòa quyện cùng vị mặn mặn của tôm khô và nước mắm ớt đường, ăn cùng bánh phồng tôm hay bánh tráng nướng. Đây là món ăn chơi làm rất nhanh nhưng lại rất ngon.